Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai

Mắc bệnh sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Bị sùi mào gà không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể lây truyền sang cho thai nhi, đe dọa sức khỏe của bé. Vậy phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà nên làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu khi bị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai.

Sùi mà gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi rút HPV (Human Papilloma Virut) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn sùi ở bên trong và bên ngoài bộ phận sinh dục và hậu môn. Sùi mào gà thường gặp nhất ở những người quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng các hoạt động thô bạo làm tổn thương bộ phận sinh dục, quan hệ với nhiều người, suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy yếu … Ngoài lây truyền qua đường tình dục thì sùi mào gà cũng lây truyền từ mẹ sang con. Do đó, bệnh sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai không những đe dọa đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

>>>Chi phí điều trị bệnh sùi mào gà

Triệu chứng sùi mào gà ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Sau thời gian từ 2-9 tháng có tiếp xúc với vi rút HPV, thai phụ bắt đầu có những biểu hiện của bệnh sùi mào gà như:

  • Sự xuất hiện của những nhú gai với đường kính từ 1-2mm, đĩa bẹt tròn nhỏ, bề mặt ráp, màu hồng.
  • Về sau các mụn này phát triển thêm những gai và lá, với kích thước lên đến vài cm, liên kết với nhau thành mảng rộng trông giống như súp lơ hoặc mào gà… Bề mặt mủn, mềm, ấn có thể ra mủ.
  • Thai phụ có thể bị chảy máu khi cho tay vào âm đạo.

Mối nguy hiểm của sùi mào gà ở thai phụ

Thai phụ bị sùi mào gà rất dễ bị ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ, cản trở đường ra cho thai nhi theo đường sinh thường.

Đối với thai nhi, vi rút HPV từ mẹ rất dễ lây truyền qua con, gây ra các bệnh về hô hấp, sùi mào gà ở mắt, miệng, lưỡi… Bệnh cũng có thể gây ra viêm đường hô hấp cho trẻ, khiến trẻ tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà nên làm gì?

Dưới đây là những lời khuyên dành cho thai phụ khi phát hiện bị sùi mào gà:

  1. Gặp bác sĩ khám

Thai phụ phát hiện bị sùi mào gà cần đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sùi mào gà phù hợp.

  1. Tiến hành chữa sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

Các phương pháp điều trị sùi mào gà được chỉ định hiện nay bao gồm:

  • Điều trị bằng laser và đốt điện
  • Điều trị bằng thuốc bôi

Lưu ý:

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sùi mào gà phù hợp, những hướng dẫn trong trường hợp có thể bôi thuốc chữa sùi mào gà để thai phụ không bị tổn thương.

Thai phụ tuyệt đối không được điều trị sùi mào gà tại nhà vì việc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên phải được bác sĩ cân nhắc và xem xét cẩn thận.

  1. Kết hợp điều trị cùng chồng

Do sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục nên điều trị sùi mào gà cần tiến hành kết hợp giữa cả vợ và chồng. Thai phụ nên đưa chồng đi khám và điều trị cùng.

  1. Tái khám thường xuyên

Thai phụ phải tích cực điều trị sùi mào gà, theo dõi hiệu quả điều trị và tình trạng mang thai bằng việc thường xuyên tái khám. Hành động này có tác dụng tích cực trong việc dự đoán, phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.

  1. Sinh mổ thay vì sinh thường

Để tránh truyền bệnh cho con qua đường âm đạo thì thai phụ nên áp dụng sinh mổ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lùi việc điều trị sùi mào gà lại sau khi thai phụ sinh con khoảng 8 tuần.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây về vấn đề  bệnh sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai nên làm gì đã cung cấp cho các chị em những thông tin hữu ích. Mọi thông tin nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám phụ khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn.

=> Xem thêm bệnh giang mai là gì

 

Recent Posts