Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ gây ra nhiều nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại không khó nếu người bệnh đi chữa trị sớm và đúng phương pháp. Vậy bệnh trĩ ngoại được điều trị bằng cách nào? Hãy cùng với các chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về cách trị bệnh trĩ ngoại nhé!
Trĩ ngoại là: Hiện tượng vùng da xung quanh hậu môn bị sưng đau hoặc viêm nhiễm khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức gây tụ máu dẫn đến búi trĩ được hình thành. Trĩ ngoại không được phân thành các cấp độ giống như trĩ nội mà ngay khi hình thành búi trĩ đã nằm ở bên ngoại ống hậu môn và phía dưới đường lược. Bệnh không chỉ gây rắc rối trong công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra một số những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, hoại tử, viêm nhiễm hậu môn, nghẹt búi trĩ…
Do vậy, khi có những triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện hoặc hình thành búi trĩ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
◬ Đọc thêm: Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là gì?
Cách trị bệnh trĩ ngoại
Điều trị trĩ ngoại bằng biện pháp tại chỗ
Với cách điều trị này, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là những triệu chứng của bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả, đặc biệt là khoai lang. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu, bia, rượu, nước uống có ga…
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Người bệnh không nên ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, thay vào đó bạn nên vận động thường xuyên, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bóng bàn, cầu lông hay bơi lội… Không nên khiêng hay mang vác những vật nặng bởi nó sẽ làm căng giãn các mạch máu ở búi trĩ.
- Điều chỉnh thói quen đi đại tiện: Khi đi đại tiện bạn không nên dùng quá nhiều sức để rặn phân ra ngoài, tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Vệ sinh hậu môn đúng cách: Bạn nên vệ sinh hậu môn thường xuyên, khi vệ sinh nên thực hiện nhẹ nhàng tránh gây trầy xước, sử dụng giấy mềm để lau chùi sau mỗi lần đi vệ sinh. Bạn cũng có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm để hạn chế tình trạng đau đớn do búi trĩ gây ra.
◬ Bài liên quan: Tổng hợp các triệu chứng của bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa
Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài hậu môn.
- Thuốc uống: có tác dụng cầm máu, giảm sưng đau, phù nề,
- Thuốc bôi ngoài hậu môn: sẽ có tác dụng giảm tình trạng đau đớn, sát trùng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa bởi có loại thuốc phù hợp với người này nhưng lại chống chỉ định với người khác.
◬ Bài liên quan: Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nguy hiểm
Điều trị trĩ ngoài bằng phương pháp ngoại khoa
Bệnh trĩ ngoại thường không được khuyến khích phẫu thuật giống như trĩ nội, phương pháp này chỉ được tiến hành khi búi trĩ đã bị viêm nhiễm cấp tính. Phẫu thuật cắt búi trĩ có thể tiến hành cắt bỏ từng búi trĩ và giữ lại phần lớp cơ bên trong rồi tiến hành khâu lại vết thương.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách trị bệnh trĩ ngoại. Mọi vấn đề thắc mắc bạn đọc có thể gọi đến số 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.