Tìm hiểu về bệnh trĩ nội, dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trĩ nội là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều người trong số đó lại không ý thức được mình mắc bệnh, đã để bệnh trĩ ngày càng trở nên trầm trọng và đe dọa đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Vậy làm sao để phát hiện được những nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh trĩ nội. Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới đây:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là là các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía dưới đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm ở phía sau đường lược. Về sau bệnh phát triển hơn thì khối thịt này sẽ to dần ra và có hiện tượng sa ra ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội

  • Do táo bón: Người bệnh thường dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện, làm giãn các tĩnh mạch hậu môn dẫn đến xuất hiện các búi trĩ nội.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Do thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, chất đạm béo làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.
  • Do thói quen lười vận động: Những thói quen ngồi lâu như làm việc văn phòng, lái xe taxi, … hay khuân vác nặng, đứng nhiều trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội.
  • Do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Không có thói quen vệ sinh hậu môn hàng ngày nhất là trong ngày đèn đỏ là cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập tân công, tình trạng kéo dài gây viêm nhiễm hậu môn và dẫn tới bệnh trĩ nội.
  • Do quan hệ tình dục qua hậu môn: Do lạm dụng thủ dâm, quan hệ qua đường hậu môn (thường gặp ở những người đồng tính), quan hệ không an toàn khiến hậu môn bị tổn thương, làm giãn các tĩnh mạch hậu môn từ đó hình thành nên các búi trĩ.
  • Do các bệnh lý về đường tiêu hóa: Các bệnh lý như rối loạn đường tiêu hóa, bệnh lỵ, xơ gan, … khiến bệnh nhân phải đi đại tiện nhiều lần mỗi ngày, rặn nhiều, làm giãn tĩnh mạch hậu môn từ đó hình thành nên các búi trĩ nội.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Theo từng cấp độ bệnh trĩ nội có những dấu hiệu nhận biết nhất định

  • Trĩ nội cấp độ 1Là giai đoạn nhẹ, người bệnh thường không có cảm giác đau mà chỉ xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu, máu lẫn trên giấy vệ sinh hoặc thường lẫn trong phân với số lượng rất ít.
  • Trị nội cấp độ 2Khi đi đại tiện lượng máu chảy càng nhiều. Có thể dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn. Các búi trĩ lớn dần và bắt đầu sa ra khỏi hậu môn mỗi lần đi đại tiện có thể tự co vào trong lòng ống hậu môn.
  • Trĩ nội cấp độ 3Các búi trĩ lớn dần, niêm mạc dày lên và thô ráp. Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả không đi đại tiện, nhất là những lúc đi lại nhiều. Ở giai đoạn này búi sĩ sa ra ngoài không tự co vào được mà cần phải dùng tay đẩy nhẹ vào hậu môn. Từ đo gây nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây nhiễm trùng là rất cao.
  • Tĩ nội cấp độ 4Búi trĩ lúc này dường như nằm hẳn ngoài hậu môn và không thể dùng tay ấn vào được, làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến tình trạng nghẹt búi trĩ, nguy cơ hoại tử búi trĩ rất nguy hiểm. Ở giai đoạn cuối gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, đại tiện khó khăn, viêm loét, mưng mủ, nguy cơ phát triển thành lỗ rò hậu môn.

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội hiệu quả

  • Chế độ ăn hợp lýTập cho mình thói quen ăn đúng bữa, ăn những đồ ăn tốt cho hệ tiêu hóa, ăn    nhiều chất xơ và chất khoáng tự nhiên giúp đường ruột hoạt động hiệu quả để tránh táo bón. Không nên sử dụng các chất kích thích thư rượu, bia, thuốc lá, … có thể gây kích thích đường ruột, không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nướcMỗi ngày nên tập cho mình thói quen uống đủ 2 lít mỗi ngày. Nên thường xuyên uống nước ép trái cây giúp phân mềm và dễ dàng đi đại tiện, giúp chống táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Vận động thường xuyênTránh ngồi quá lâu khi làm việc hoặc đứng nhiều để giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng. Tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy cũng là biện pháp phòng chống bệnh trĩ nội rất hiệu quả.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờKhi đi đại tiện không lên ngồi quá lâu, không nên cố rặn nhiều vì có thể làm giãn các tĩnh mạch hậu môn bị căng gây nên bệnh trĩ nội.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phòng khám bệnh trĩ Thái Hà giúp chị em hiểu thêm được những thông tin hữu ích về bệnh trĩ nội. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh, hãy gọi điện đến đường dây nóng của phòng khám theo số điện thoại 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Related Posts