Bệnh giang mai là bệnh gì?
Ngày nay mọi người không còn quá xa lạ với bệnh giang mai bởi đây là một trong 8 căn bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì số người biết được nguyên nhân gây ra bệnh giang mai cũng như triệu chứng và biện pháp để phòng tránh căn bệnh này thì không nhiều.
Bệnh giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể xoắn khuẩn giang mai sẽ tạo thành săng giang mai nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mới.
Bệnh giang mai là bệnh gì, biểu hiện như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
– Lây truyền qua con đường quan hệ tình dục: đây có thể được xem như con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai.
– Lây truyền từ mẹ sang con: trong quá trình mang khi người mẹ mắc bệnh thì khả năng lớn sẽ truyền sang con nhất là từ tháng thứ 4 trở đi.
– Lây truyền qua đường máu: khi người bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì trong máu sẽ chứa một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai nên việc lây truyền bệnh là rất cao đặc biệt là khi dùng chung bơm kim tiêm.
– Một số nguyên nhân khác như: cho con bú, hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng…) với người nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu
Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thì từ 3 – 90 ngày mới bắt đầu phát bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện những vết loét ở cơ quan sinh dục như bao quy đầu, quy đầu, rãnh quy đầu… đó là đối với nam. Còn đối với nữ thì sẽ xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung…Ngoài ra, còn có thể xuất hiện ở hậu môn và ở miệng. Những vết loét sẽ dần dần lan rộng ra, có hình tròn hoặc hình bầu dục, bờ nhẵn, hơi đỏ nhưng không gây ngứa, cũng không gây đau cho người bệnh, chạm vào có cảm giác hơi cứng. Bệnh ở giai đoạn đầu có khả năng lây truyền mạnh nhất, đặc biệt là qua con đường quan hệ tình dục, nhưng càng về sau tính lây nhiễm của bệnh càng giảm dần nhất là từ sau năm thứ 4 trở đi. Tuy nhiên, đối với nữ thì ở giai đoạn đầu bệnh gần như không có biểu hiện gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Đồng thời nếu có xuất hiện những triệu chứng như trên thì nó cũng sẽ tự biến mất khiến người bệnh chủ quan và lầm tưởng rằng bệnh đã tự khỏi nhưng thực chất là nó đã ngấm vào máu và chuyển sang giai đoạn mới.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn hai
Nếu ở giai đoạn 1 không được phát hiện và điều trị giang mai kịp thời thì chỉ khoảng 1- 2 tháng sau bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mới. Lúc này trên cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ, các vết loét ở da và niêm mạc, nốt phỏng nước nhưng không gây ngứa và gây đau cho người bệnh… Ngoài ra, nó còn kèm theo một số triệu chứng như cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt sỏi, sốt, giảm cân, hạch bạch huyết sưng to… Tuy nhiên, những triệu chứng trên cũng sẽ tự biến mất sau một thời gian, bởi lúc này xoắn khuẩn giang mai đã di chuyển vào dịch tủy, não bộ và bước sang giai đoạn tiếp theo.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn ba
Đây có thể được xem như giai đoạn cuối của bệnh. Sau khi nhiễm bệnh từ 3 – 15 năm mà không được điều trị hoặc điều trị không tốt bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Lúc này săng giang mai sẽ xuất hiện khắp cơ thể và kèm theo dịch mủ gây hoại tử da, thời gian lành lại rất chậm và nếu có lành lại cũng để lại nhiều vết sẹo trên da. Đồng thời, lúc này xoắn khuẩn giang mai cũng sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương và phủ tạng như não, gan, cơ bắp, tim mạch… khiến cho cơ thể gầy yếu, rụng tóc, rụng lông, gây ra viêm màng não, viêm khớp thậm chí tử vong.
Các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ – 1 chồng.
– Giữ vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ.
– Khám phụ khoa định kỳ.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các phòng khám đa khoa uy tín tại hà nội về bệnh giang mai là gì cũng như triệu chứng và cách phòng tránh bệnh giang mai? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay theo đường dây nóng hoặc chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.