Biểu hiện bệnh trĩ ngoại khác với trĩ nội, là tình trạng các búi trĩ hình thành ngay phía ngoài hậu môn, phía trên đường lược. Đây là cách phân biệt bệnh trĩ ngoại rõ rệt nhất so với các loại trĩ khác.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về biểu hiện của bệnh trĩ ngoại như thế nào, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Trĩ ngoại khiến các búi trĩ xuất hiện tại phía rìa hậu môn, phía trên đường lược. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Búi trĩ càng lớn, các triệu chứng này càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
Người bệnh nên lưu ý một số triệu chứng của bệnh trĩ ngoại sau:
- Đại tiện ra máu tươi. So với trĩ nội, búi trĩ ngoại ít bị chảy máu hơn.
- Khi búi trĩ nhỏ, máu thường chảy ít và kín đáo.
- Khi búi trĩ lớn máu sẽ chảy nhiều hơn, dễ bị xuất huyết khiến máu chảy thành từng tia hoặc từng giọt lớn.
- Đau rát hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện.
- Cơn đau có thể khoảng vài phút sau khi đại tiện hoặc kéo dài nhiều giờ
- Búi trĩ ban đầu có kích thước nhỏ, như hạt đỗ xanh, màu hồng nhạt, dễ bị nhầm lẫn với khối thịt thừa hậu môn
- Khi đã phát triển lớn, búi trĩ sưng to, có màu tím hoặc đỏ thẫm, dễ bị xuất huyết, chảy máu.
- Hậu môn có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, vướng víu, khó chịu.
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu không quá trầm trọng nên rất dễ bị bỏ qua. Người bệnh thường chỉ chú trọng điều trị khi bệnh đã phát triển nặng, búi trĩ có kích thước lớn.
Bệnh trĩ ngoại điều trị không khó nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tích cực, không được bỏ dở, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Khi bị trĩ ngoại, việc điều trị sớm là rất quan trọng. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh cũng là cách để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra do những nguyên nhân sau:
- Ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, ăn nhiều chất đạm,..
- Ăn thiếu chất xơ, uống ít nước gây táo bón nhiều ngày.
- Ảnh hưởng từ những tổn thương khác tại hậu môn khiến các tĩnh mạch bị xoắn lại vào nhau.
- Lười vận động, thường xuyên nằm, đứng hoặc ngồi một chỗ gây áp lực lên hậu môn
- Phụ nữ mang thai và sinh con dễ bị mắc bệnh trĩ hơn do áp lực từ trọng lượng thai nhi đến vùng chậu, hậu môn, trực tràng.
Điều trị bệnh trĩ ngoại
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng những biện pháp chữa trị khác nhau.
Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại bạn có thể tham khảo như sau:
- Chữa bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên như: rau diếp cá, rau sam, lá bỏng, củ nghệ, quả sung…
- Chữa bệnh trĩ bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn
- Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật.
Để có thể chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả, bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị hiệu quả nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về biểu hiện của bệnh trĩ ngoại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0365 116 117