Câu hỏi:
“Thưa bác sĩ. Dạo gần đây cháu hay đi đại tiện ra máu nhưng không đau nên rất lo lắng. Cháu có lên mạng tìm hiểu thì được biết là đại tiện ra máu thường là dấu hiệu bệnh trĩ, nhưng cháu lại không thấy đau đớn hay khó chịu như nhiều người bệnh trĩ gặp phải.
Mong bác sĩ tư vấn cho cháu biết đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng bệnh gì?”
Tư vấn:
Chào bạn! Đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn chảy máu trong phân hoặc máu lẫn vào giấy vệ sinh khi đi cầu.
Thông thường, tùy vào bộ phận mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của sự chảy máu mà màu sắc và lượng máu chảy khác nhau.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng bệnh gì?
Bạn đại tiện ra máu đỏ tươi chứng tỏ bộ phận tổn thương, chảy máu là ở đoạn dưới đường tiêu hóa như kết tràng, trực tràng và hậu môn. Cụ thể, bạn có thể mắc các bệnh lý sau:
- Bệnh trĩ nội
Đại tiện ra máu tươi, không đau thường là dấu hiệu của bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội trong giai đoạn đầu, các búi trĩ nội nằm bên trong hậu môn, nơi không chứa dây thần kinh cảm giác nên bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khó chịu, mà chỉ thấy hiện tượng chảy máu mỗi khi đi đại tiện xuất hiện.
- Polyp đại trực tràng
– Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các cuống polyp di chuyển lên xuống trong lòng đại trực tràng.
– Bệnh nhân đại tiện ra máu số lượng nhiều, máu chảy từng giọt hoặc phun thành tia, các cuống polyp dài ở cạnh hậu môn có thể sa hẳn ra ngoài hậu môn.
– Chuẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng cần phải tiến hành soi trực tràng và phẫu thuật nội soi.
- Các bệnh lý khác
Các bệnh này hiếm gặp hơn nhưng vấn có thể xảy ra:
- Viêm loét đại trực tràng: Đại tiện ra máu đỏ tươi, nhiều lần, phân lẫn chất nhầy, bệnh nhân thỉnh thoảng thấy đau bụng dưới.
- Ung thư trực tràng: Bệnh nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, lẫn chất nhầy, thăm khám thấy khối u trong trực tràng, số lần đại tiện tăng và thường bị táo bón, cơ thể mệt mỏi, gầy, sút cân…
Bài viết chủ đề liên quan: Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý
Lời khuyên dành cho bệnh nhân:
Đại tiện ra máu không đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Để biết chính xác, bạn cần phải được tiến hành nội soi đại trực tràng.
Bạn bị đi ngoài ra máu nhiều cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị, tránh tình trạng chảy máu kéo dài có thể gây thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hạn chế tình trạng đại tiện ra máu, bạn nên:
- Không nên đứng lâu, ngồi nhiều, hình thành thói quen vận động thường xuyên.
- Không nhịn đại tiện, nên đại tiện vào một giờ nhất định, tránh rặn làm tổn thương hậu môn.
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh suy nghĩ, căng thẳng kéo dài.
- Chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ, đúng bữa, tránh bỏ bữa; ăn nhiều chất xơ, ít thịt…
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ Thái Hà về vấn đề đại tiện ra máu đỏ tươi, không đau. Bạn đọc có bất cứ băn khoăn nào khác cần tư vấn, có thể liên hệ đến phòng khám Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.