Tư vấn của bác sĩ về bệnh giang mai

Có rất nhiều các vấn đề về căn bệnh giang mai mà bạn chưa biết, đối với các bệnh nhân bị bệnh giang mai và các bạn đang có nguy cơ mắc bệnh giang mai hiểu biết về chúng là điều vô cùng quan trọng để có thể có các biện pháp phòng chống và chữa bệnh kịp thời không cho chúng gây ra các tác hại nghiêm trọng. Hãy nghe tư vấn của bác sĩ về bệnh giang mai để hiểu rõ hơn về chúng qua những chia sẻ ngày hôm nay

bac-si-tu-van

1: Bệnh giang mai là bệnh như thế nào?

Bệnh giang mai được nghiên cứu từ rất lâu và các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bệnh do các xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum, các xoắn khuẩn giang mai có hình dạng giống như chiếc lò xo và kích thước hiển vi chúng không thể sống lâu ngoài môi trường tự nhiên (thường sẽ chết trong khoảng 1-2 giờ khi ở môi trường trường tự nhiên) khi xâm nhập vào cơ thể chúng sống rất dai dẳng, cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách tiêu diệt chúng một cách triệt để mà chỉ có thể bất hoạt chúng dưới tác dụng của thuốc.

2: Các con đường truyền bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm có rất nhiều con đường dẫn đến căn bệnh này các bạn cần đặc biệt lưu ý:

– Truyền qua đường tình dục: Con đường truyền bệnh này là nguyên nhân chính gây bệnh giang mai ở người trong khi các nguyên nhân khác chỉ chiếm khoảng gần 20%-30% thì chúng lại chiếm tới 70%-80% các nguyên nhân gây ra bệnh giang mai.

– Truyền qua đường máu: Khi bạn truyền máu mà máu được truyền có sự xuất hiện của các xoắn khuẩn giang mai thì bệnh nhân sẽ bị bệnh giang mai ngay sau đó, ngoài ra việc tiếp xúc ngoài da với bệnh nhân khi trên cơ thể bạn có những vết thương hở các xoắn khuẩn cũng có thể theo các vết thương hở xâm nhập vào máu và đi sâu vào cơ thể bệnh nhân.

– Truyền qua các vật mang bệnh trung gian: Các vật mang nguồn bệnh chung gian có thể là quần áo, bàn chải răng, khăn mặt, cốc chén, dao cạo râu… nếu bạn dùng chung các đồ dùng này với các bệnh nhân bị bệnh giang mai thì khả năng bị nhiễm bệnh của bạn rất cao.

– Truyền từ mẹ sang con: Khi mẹ mắc bệnh giang mai mà đang mang thai bệnh sẽ truyền sang con khiến em bé sinh ra sẽ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

truyen-nhiem-giang-mai

3: Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Bệnh giang mai thông thường sẽ bắt đầu bộc phát sau khoảng từ 3-90 ngày trung bình là 21 ngày sau khi bệnh nhân bị nhiễm nguồn bệnh.

Giai đoạn 1:

Tính từ khi các biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện sau thời gian ủ bệnh chúng gây ra các vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân, các vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không gây ngứa, không đau, không có mủ được gọi là săng giang mai.

Kèm theo các vết loét là nổi hạch hai bên vùng bẹn cứng và không đau cơ thể mệt mỏi. Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 thường sẽ xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Ở giai đoạn này xuất hiện nốt ban đối xứng, có màu hồng như hoa đào (đào ban) không gây ngứa trên toàn cơ thể gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào khi ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, sau 1 -3 tuần các nốt ban nhạt màu dần rồi biến mất.

Giai đoạn 3:

Giang mai giai đoạn 3 xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh giang mai ở giai đoạn này bệnh nhân không lây mà phải liên tiếp hững chịu những hậu quả của bệnh giang mai gây ra.

Bệnh nhân thường sẽ bị rối loạn về ý thức, ảo giác, viêm màng não, tổn thương não, u não… do các xoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây ra các biến chứng. Nếu bị bệnh giang mai tim mạch sẽ gây ra phình tĩnh mạch rất nguy hiểm… bệnh nhân ở giai đoạn cuối có nguy cơ tử vong bất cứ khi nào.

giang-mai

Các bác sĩ nói gì?

Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra cách để chữa trị bệnh giang mai một cách triệt để. Với các tiến bộ khoa học hiện tại các bác sĩ chỉ có thể vô hiệu hóa các xoắn khuẩn giang mai không cho chúng gây ra các triệu chứng của bệnh kéo dài thời gian phát bệnh.

Điều trị bệnh giang mai là một quá trình chữa trị lâu dài và khó khăn vì thế bệnh nhân cần phải kiên nhẫn. Hãy thực hiện chữa trị bệnh ngay sau khi phát hiện ra bệnh, nếu chữa trị bệnh càng sớm thì khả năng phục hồi của bạn càng nhanh và hạn chế được tối đa nhất các hậu quả mà chúng gây ra. Mỗi chúng ta hãy phòng chống bệnh giang mai bằng cách:

– Quan hệ tình dục lành mạnh, sống chung thủy một vợ một chồng

– Không tiếp xúc hoặc hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh đặc biệt là khi cơ thể có những vết thương hở

– Không dùng chung các đồ dùng cá nhân

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ không tắm ở những nơi có nguồn nước bẩn hay những nơi công cộng

– Ăn uống sạch sẽ, luyện tập thể thao để có một sức khỏe tốt

the-thao

 

-> Xem thêm: chi phí chữa bệnh giang mai hết có nhiều không?

Hy vọng những tư vấn của bác sĩ về bệnh giang mai ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh cùng những phương pháp phòng chống chúng. Để được thăm khám và chữa trị bệnh giang mai hiệu quả hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365.116.117 chat với các chuyên gia qua hệ thống tương tác trực tuyến hoặc trực tiếp đến tại Phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn bất cứ khi nào bạn cần.

 

 

 

Related Posts