Bạn có hay bị chuột rút trong ngày đèn đỏ?

Trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều chị em thường gặp phải những cơn chuột rút khó chịu, theo nghiên cứu cho thấy cứ 10 phụ nữ thì có 1 người bị chuột rút và đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng này có nguyên nhân là do các cơn co bình thường của tử cung bởi vì trong những ngày kinh nguyệt các cơn co thắt tử cung thường mạnh hơn và sẽ khiến cơ thể nữ giới đau đớn, nguyên nhân là do prostaglandin là một chất tự nhiên của cơ thể gây co thắt tử cung.

Xem thêm:  các phòng khám đa khoa uy tín tại hà nội

Bị chuột rút trong ngày đèn đỏ

Chuột rút trong ngày đèn đỏ sẽ xảy ra ở vùng bụng, lưng dưới, thậm chí có thể lan xuống 2 chân khiến nữ giới đau đớn khó chịu, dù hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi nhưng vẫn gây mệt mỏi cho nữ giới, có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giảm hiện tượng khó chịu này.

Chị em em nên làm gì khi đến ngày đèn đỏ?

Hạn chế sữa trong những ngày đèn đỏ: Những ngày đèn đỏ sẽ có thể bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống, các chuyên gia khuyên nữ giới nên hạn chế lượng sữa trong những ngày này để giảm tình trạng chuột rút và chướng bụng, những loại thức ăn chứa nhiều giàu mỡ cũng nên tránh trong những ngày này. Thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ là cách đơn giản nhất để làm sạch lượng estrogen còn dư thừa trong cơ thể (là loại hormone khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn và tình trạng chuột rút, chướng bụng nặng hơn)

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Một số nghiên cứu cho rằng Vitamin E, vitamin B1 và omega – 3 có tác dụng giảm đau bụng kinh và hiện tượng chuột rút trong những ngày kinh nguyệt hiệu quả. Kẽm và canxi cũng có tác dụng rất tốt cho chứng chuột rút, chú ý bổ sung đều đặn canxi và mangan sẽ có tác dụng trong việc làm giảm đau nhức cơ bắp.

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng trong ngày đèn đỏ: Nếu tình trạng đau bụng và chuột rút thường xuyên xuất hiện và nặng nề thì bạn nên trao đổi với bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu thậm chí nặng hơn là bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung… Việc phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nghiêm trọng này sẽ bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em.

Uống thuốc giảm đau khi xuất hiện kinh nguyệt: Sau khi thăm khám nếu xác định triệu chứng đau bụng và chuột rút không phải là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, bạn có thể để bác sĩ kê một vài loại thuốc giảm đau.

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày: Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa các loại hormone ngăn cản việc rụng trứng và có tác dụng giảm đau bụng hoặc chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi tư thế nằm: Bạn cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi thay đổi tư thế nằm nếu xuất hiện cơn đau bụng kinh hoặc chuột rút, bạn có thể nằm cong như con tôm để 2 chân áp sát vào bụng hoặc nằm sấp xuống giường để thoải mái hơn.

Chườm bụng với túi nước nóng: Túi chườm có hơi ấm có thể giúp các cơ bắp được thư giãn và giảm co bóp gây đau bụng chuột rút trong những ngày đèn đỏ

Tập thể dục nhẹ nhàng: Nhiều người thường nghĩ nên hạn chế vận động trong những ngày của chu kì kinh nguyệt vì có thể làm cơn đau bụng và chuột rút nặng hơn, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, vì tập luyện và vận động là cách đơn giản nhất để thoát khỏi những cảm giác khó chịu trong ngày đen đỏ, Có thể áp dụng chạy trên máy chạy bộ hoặc đi xe đạp…

Dùng biện pháp hỗ trợ lâu dài: Có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ như châm cứu, tập yoga, massage hoặc thiền định sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng căng thẳng, nên hiện tượng chuột rút và đau bụng kinh cũng giảm.

Có thể bạn quan tâm:

Những chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa về vấn đề hay bị chuột rút trong ngày đèn đỏ, những điều chị em cần biết để giảm những triệu chứng khó chịu trong những ngày nguyệt san, hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho chị em chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân.

Recent Posts