Trĩ là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao nhất trong số những bệnh ở vùng hậu môn – trực tràng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, vì vậy việc tìm hiểu những thông tin về bệnh trĩ là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như biết cách đối phó khi không may mắc bệnh. Hãy cùng với các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu chi tiết về bệnh trĩ nguy hiểm khó nói này nhé.
► Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Tìm hiểu chi tiết về bệnh trĩ nguy hiểm
Bệnh trĩ được hình thành do sự phình to quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn gây đau đớn, viêm nhiễm hoặc thậm chí là xuất huyết. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: Búi trĩ nằm ở phía trên đường lược
- Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược
- Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Do chứng táo bón: Những người mắc chứng táo bón kéo dài khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn phân ra ngoài. Việc dùng sức khi rặn phân ra ngoài sẽ khiến cho áp lực lên trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, lâu dần sẽ hình thành lên bệnh trĩ.
Sinh hoạt không hợp lý: Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại như ngồi lâu một chỗ, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, làm việc quá sức, ít vận động… cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.
Do mang thai: Khi mang thai cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng là sự gia tăng áp lực ở vùng chậu, đặc biệt nếu chị em có thói quen ăn uống không hợp lý lười vận động thì nguy cơ mắc trĩ là rất cao.
Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cũng có thể mắc phải bệnh trĩ do hội chứng lỵ, do sự gia tăng của áp lực lên ổ bụng…
► Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh trĩ nguy hiểm
Triệu chứng của bệnh trĩ
Người bệnh có thể sớm phát hiện ra bệnh trĩ thông qua những triệu chứng sau:
Chảy máu khi đi đại tiện: Ban đầu, lượng máu chảy ra là rất ít, chúng chỉ chảy nhỏ giọt và người bệnh chỉ vô tình phát hiện khi máu dính trên giấy vệ sinh. Về sau, mỗi lần đi đại tiện máu sẽ chảy ra nhiều hơn, chảy thành tia. Ở giai đoạn muộn hơn, chỉ cần người bệnh ngồi xổm là máu lại chảy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Sa búi trĩ: Ở giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ mới hình thành với kích thước rất nhỏ chỉ bằng một hạt đậu. Về sau, búi trĩ bắt đầu phát triển với kích thước lớn hơn gây khó khăn cho người bệnh khi ngồi xuống hoặc khi đi lại.
Ngoài 2 triệu chứng trên, người mắc bệnh trĩ còn có thể bị đau rát hậu môn, ngứa ngáy và luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở vùng hậu môn.
► Xem thêm: Triệu chứng của bệnh trĩ
Phòng và điều trị bệnh trĩ
Khi phát hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh cần phải nhanh chóng đến ngay bệnh viện hay các bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa trị kịp thời. Căn cứ vào loại bệnh, mức độ nhiễm bệnh và thể trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách tốt nhất để không phải sống chung với căn bệnh này là bạn nên thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Ăn nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh
- Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 lít
- Đại tiện đúng cách, không nên dùng quá nhiều sức để rặn phân ra ngoài…
- Đi bộ và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu
► Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh trĩ
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về Tìm hiểu bệnh trĩ. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này xin vui lòng gọi đến số 0365.116.117 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.